Luật bóng đá 7 người mới nhất

Bạn là người đam mê đá bóng, bạn muốn biết luật bóng đá 7 người sân cỏ nhân tạo như thế nào? Luật chơi có những quy định gì, điều lệ giải bóng đá 7 người ra sao, luật thi đấu như thế nào,… Tất tần tật những thắc mắc đó sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây. Đừng bỏ lỡ nếu muốn trở thành người am hiểu về bóng đá sâu sắc nhất.

1 . Sân thi đấu

Sân hình chữ nhật, có kích thước cụ thể như sau:

  • Đường biên dọc: 50m đến 75m
  • Đường biên ngang: 40m đến 55m
  • Khu vực cấm địa dài 6m tính từ khung thành và rộng 8m
  • Điểm phạt đền cách khung thành là 3.5m
  • Kích thước khung thành: rộng là 3.6m, cao là 2.1m
Sân bóng 7 người

2. Bóng

Có thể dùng bóng da size 4 hoặc 5 tùy vào độ tuổi cầu thủ. Bóng số 4 có kích thước:

  • Chu vi: Tối đa 66cm và tối thiểu 63,5cm.
  • Trọng lượng: Tối đa 390gr và tối thiểu 350gr.
  • Áp suất: 0,6 – 1,1 Kg/cm2
Bóng size 4

3. Số lượng cầu thủ

  • Trong một trận đấu có 2 đội. Mỗi đội tối đa 7 người trong đó có 1 thủ môn.
  • Trong một trận đấu, đội bóng được phép thay thế 7 cầu thủ dự bị không kể vị trí và thời gian
1 thủ môn và 6 cầu thủ cho bóng đá 7 người

4. Thời gian thi đấu

Một trận đấu bóng đá 7 người được chia làm 2 hiệp:

  • Đối với lứa tuổi thiếu niên: Mỗi hiệp 25 phút.
  • Đối với lứa tuổi nhi đồng: Mỗi hiệp 20 phút.
  • Giữa 2 hiệp: Được nghỉ 10 phút.

5. Trang phục thi đấu

  • Trang phục cơ bản và bắt buộc của một cầu thủ gồm có: áo, quần, bít tất, bọc ống quyển và giầy vải hoặc giầy vải đế có núm cao su.
  • Cầu thủ của 2 đội phải mặc áo khác màu nhau và khác màu trọng tài.
  • Thủ môn phải mặc áo khác màu với các cầu thủ khác, với trọng tài và thủ môn đội bạn.
Trang phục thi đấu bóng đá của đội tuyển Việt Nam

6. Trọng tài

Trọng tài có quyền xử phạt tất cả các lỗi vi phạm, kể cả trong lúc trận đấu tạm dừng hoặc khi bóng ngoài cuộc. Mọi quyết định của Trọng tài chính trong trận đấu, kể cả kết quả trận đấu là những quyết định cuối cùng.

Trọng tài chính bắt trận đấu

7. Trợ lý trọng tài và trong tài thứ tư

Mỗi trận bóng diễn ra sẽ có 2 trợ lý trọng tài với nhiệm vụ: quản lý việc thay người, ghi biên bản trận đấu và tiến hành trợ giúp trọng tài chính bắt lỗi các cầu thủ vi phạm hay quan sát ngoài sân.

Trọng tài thứ 4 là thành viên trong tổ trọng tài, là người có trách nhiệm báo cho trọng tài chính những hành vi phạm lỗi ngoài tầm quan sát của trọng tài chính và trợ lý trọng tài.

Trợ lý trọng tài đứng ngoài vạch sân

8. Chọn sân, giao bóng và thả bóng chạm đất

Chọn sân, giao bóng

  • Việc chọn sân và đá quả giao bóng được xác định bằng cách tung đồng tiền. Đội ưu tiên được quyền chọn sân và đội còn lại được đá giao bóng. Cầu thủ 2 đội phải đứng trên phần sân của đội mình và cầu thủ đội không giao bóng phải đứng cách xa bóng ít nhất 6m.
Tung đồng xu để chọn sân đá và đội phát bóng

Thả bóng chạm đất

  • Sau mỗi lần tạm dừng trận đấu vì bất cứ lý do gì không ghi trong luật, mà bóng còn trong cuộc, trọng tài sẽ thực hiện quả “thả bóng chạm đất” tại nơi bóng dừng. Bóng vào cuộc sau khi chạm mặt sân. Nếu bóng sau khi chạm mặt sân lại vượt ra ngoài các vạch giới hạn sân trước khi có cầu thủ chạm bóng. trọng tài sẽ cho thực hiện lại.

9. Bàn thắng hợp lệ

  • Bàn thắng được công nhận khi quả bóng đã hoàn toàn vượt qua đường cầu môn dưới xà ngang dù ở trên không hay mặt đất và không có hành vi phạm luật nào trước đó như việt vị, phạm lỗi…
Bàn thắng hợp lệ là bán tháng qua vách vôi trên không, dưới đất và không phạm lỗi

10. Bóng trong cuộc và ngoài cuộc

Những trường hợp bóng được coi là ngoài:

  • Hoàn toàn lăn qua vạch sân
  • Trọng tài cho dừng trận đấu

Bóng trong cuộc ở tất cả phần thời gian còn lại.

11. Việt vị

  • Một cầu thủ ở vị trí việt vị khi cầu thủ đó đã di chuyển qua đường 13m thuộc phần sân đối phương và chiếm vị trí gần đường biên ngang sân đối phương hơn bóng .
  • Nếu có cầu thủ phạm luật việt vị, trọng tài cho đội đối phương hưởng quả phạt trực tiếp.

12. Phạm lỗi

Các hành vi bị thổi còi phạt:

  1. Đá hoặc tìm cách đá đối phương.
  2. Ngáng chân cầu thủ đối phương.
  3. Nhẩy vào đối phương.
  4. Chèn hích đối phương.
  5. Đánh hoặc tìm cách đánh đối phương.
  6. Xô đẩy đối phương
  7. Khi xoạc bóng đã chạm chân đối phương trước khi chạm bóng.
  8. Lôi kéo đối phương.
  9. Nhổ nước bọt vào đối phương.
  10. Cố tình dùng tay chơi bóng như: ôm bóng, đánh bóng, đẩy bóng bằng tay hoặc

Các lỗi trên bị thổi phạt đền nếu xảy ra trong vòng cấm địa. Trường hợp phạm lỗi nghiêm trọng, trọng tài có thể quyết định phạt thẻ. Thẻ vàng dùng để phạt cảnh cáo, thẻ đỏ bị đuổi ra sân, 2 thẻ vàng bằng 1 thẻ đỏ. Khi cầu thủ nhận thẻ đỏ sẽ bị yêu cầu rời khỏi sân cho đến hết trận đấu và bị cấm thi đấu một trận tiếp theo.

Lỗi ngáng chân của đối thủ với Quang Hải

13. Đá phạt

  • Cầu thủ đối phương phải đứng cách bóng 6 mét. Cầu thủ đá phạt không được phép chạm bóng lần thứ 2 trước khi bóng chạm cầu thủ khác, nếu không sẽ bị phạt ngược lại.

14. Đá phạt đền

  • Tất cả các cầu thủ phải đứng ngoài vòng cấm địa và cách bóng ít nhất 6m, trừ cầu thủ sút phạt và thủ môn đối phương
  • Thủ môn không được vượt quá vạch vôi cầu môn trước khi bóng được đá
  • Thủ môn chỉ được phép di chuyển trên vách cầu môn trong thời gian đá phạt và ko được tiến lên phía trước.
  • Cầu thủ chỉ đá phạt sau tiếng còi của trọng tài.
  • Khi có quả phạt đền ở phút cuối cùng của mỗi hiệp chính hoặc hiệp phụ, phải bù thêm thời gian để thực hiện xong quả phạt đền.
Đá phạt đền

15. Ném biên

  • Khi bóng rơi ra ngoài đường biên dọc do tác động của một cầu thủ đội nhà (dù ở trên mặt sân hay bay trên không). Đội đối phương sẽ được hưởng quyền ném bóng từ vị trí trên đường biên dọc mà bóng rời sân. Từ quả ném biên, bàn thắng chỉ được công nhận khi chạm chân cầu thủ khác
Cầu thủ ném biên

16. Quả phát bóng

  • Khi cầu thủ bên tấn công chạm bóng cuối cùng và bóng lăn hết vạch vôi cuối sân thì thủ môn thực hiện phát bóng lên. Phát bóng được thực hiện tại bất cứ điểm nào trong khu vực cấm địa. Cầu thủ đối phương phải đứng ngoài vòng cấm địa và cách bóng ít nhất 3 mét. Bóng phải rời vòng cấm địa trước khi cầu thủ khác chạm bóng, nếu không sẽ phải thực hiện lại.

17. Phạt góc

  • Phạt góc được thực hiện khi toàn bộ bóng lăn hết vạch vôi cuối sân, cầu thủ bên bị tấn công chạm bóng cuối cùng. Cầu thủ đối phương phải đứng cách bóng ít nhất 6 mét. Cầu thủ đá phạt không được chạm bóng lần thứ 2 trước khi bóng chạm cầu thủ khác, nếu không sẽ bị phạt trực tiếp ngược lại. Trong trường hợp bóng bay thẳng vào gôn, bàn thắng vẫn được công nhận.
Đá phạt góc

Trên đây là luật bóng đá sân 7 người mới nhất được liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) quy định, các bạn hãy xem để trách mặc phải những lỗi trên khi thi đấu trên 7 người nhé!

Theo chúng tôi

Thông tin của chúng tôi trên các mạng xã hội. hãy theo dõi để nhận được nhưng thông tin mới nhất.